Cho thuê phòng trọ giá rẻ “ảo”
Đây được xem là chiêu trò lừa đảo phổ biến hiện nay mà mọi người cần phải đề phòng.
Cẩn trọng với những tin đăng cho thuê phòng trọ không rõ ràng
Dấu hiệu nhận biết:
- Thông tin phòng trọ cho thuê mơ hồ, không cụ thể. Ví dụ như: “Cho thuê phòng trọ khép kín giá rẻ, liên hệ ngay điện thoại 09xxxxx”. Thông thường, các trường hợp này chủ yếu sẽ phải làm việc với một bên thứ 3 gọi là “cò phòng” nhiều hơn là chủ nhà trọ.
- “Trống phòng nào thì giao phòng đó”, trường hợp này thì giới thiệu với người thuê một đường, nhưng khi đến nhận phòng, dọn vào ở thì cho thuê phòng khác.
- Thuê phòng trọ tập thể nhưng gắn mác là chung cư mini. Thông thường nhiều trường hợp cho thuê phòng quảng cáo rất hấp dẫn, nhưng khi đến thuê thì hoàn toàn không như giới thiệu, phòng nhỏ, chỗ để xe chật chội, tiện ích chung quá tải,….
Cách phòng tránh: Để có thể tránh được chiêu trò cho thuê phòng trọ “ảo” này thì người thuê cần phải cẩn thận với những thông tin quản cáo trôi nổi trên mạng xã hội. Đồng thời nên tìm kiếm có chọn lọc, lựa chọn những thông tin có địa chỉ, số điện thoại rõ ràng. Ngoài ra, để tìm được chỗ thuê tốt thì nên tham khảo ý kiến từ người dân xung quanh khu vực muốn thuê trọ, đi tìm phòng với bạn bè,… để có được những đánh giá khách quan hơn khi thuê phòng, cũng như đề phòng gặp kẻ xấu lợi dụng.
Lừa đảo chiếm đoạt tiền cọc người thuê nhà
Đây được xem là chiêu thức hoạt động tin vi của bọn lừa đảo, rất nhiều người đã bị đưa vào tròng mà không hề biết là mình đang bị lừa.

Không nên đặt cọc khi chưa hiểu rõ về chủ nhà, tình hình phòng trọ
Dấu hiệu nhận biết:
- Chủ nhà trò đăng tin cho thuê phòng trọ giá rẻ nhưng bắt đặt cọc trước 2 – 3 tháng tiền nhà mới cho thuê.
- Nhiều đối tượng tận dụng các khu nhà trọ còn phòng cho thuê, vắng chủ nhà rồi đăng tin rao cho thuê rồi dẫn khách đến xem như một chủ nhà thực thụ. Sau đó, yêu cầu người thuê đặt cọc một khoản tiền để đặt cọc giữ chỗ, khi khách hàng thấy phòng đẹp, giá thuê rẻ với khoản tiền đặt cọc không quá cao nên sẵn sàng bỏ tiền ra. Cho đến thời điểm dọn phòng đến ở thì không liên lạc được.
- Sau khi nhận tiền đặt cọc của người thuê, chủ nhà tiến hành tăng phí dịch vụ như điện, nước hay các loạt phí khi thuê để khách hàng không muốn thuê nữa. Lúc này xem như tiền cọc hoàn toàn thuộc về chủ nhà, người thuê mất oan khoản tiền đã đặt cọc.
- Hợp đồng thuê nhà mập mỡ trong việc giữ phòng và đặt cọc. Vậy nên, cứ ai đặt cọc nhiều hơn thì sẽ cho người đó thuê phòng, bất chấp đã có khách thuê giữ chỗ. Nếu đến ngày hẹn, bên thuê sẽ thông báo vẫn chưa có phòng trống, khách hàng sẽ phải chờ đợi thậm chí mất luôn tiền cọc.
Cách phòng tránh: Để tránh tình trạng mất oan khoản tiền cọc thì người thuê cần phải tìm hiểu rõ về thông tin và gặp đúng chủ nhà. Chỉ đặt cọc giữ chỗ khi hai bên có thỏa thuận rõ ràng, khi nghi ngờ bất kỳ vấn đề gì thì tuyệt đối không đặt cọc. Ngoài ra, nên có giấy tờ rõ ràng chi tiết về việc đặt cọc giữ chỗ, thời gian bàn giao, chi phí hàng tháng cụ thể.
Chiêu trò “ở ghép”
Lợi dụng tâm lý muốn thuê phòng trọ giá rẻ, nhiều người đã đưa ra ý tưởng cần người ở ghép rồi thu tiền cọc, nhét 4 – 5 người một phòng hoặc cuỗm hết tài sản khi bạn cùng phòng sở hở. Thông thường, những đối tượng này thường lập nick ảo trên mạng xã hội, đăng tin lên nhiều trang để tìm người ở ghép với những ai có nhu cầu.

Cần trọng với việc ở ghép khi thuê phòng trọ
Để hạn chế tình huống xấu xảy ra, nếu có ý định ở ghép thì hãy tìm hiểu kỹ về người muốn ở ghép trước khi đồng ý và dọn vào ở cùng phòng. Ngoài ra, khi có ai chuyển đến thì yếu cầu làm giấy tạm trú, tạm vắng tại công an Phương đảm bảo được sự an toàn cho bản thân trong quá trình sống chung.
Trên đây là những chiêu trò lừa đảo trong việc cho thuê phòng trọ giá rẻ. Để đảm bảo được quyền lợi của mình thì hãy cẩn trọng trong mọi vấn đề, cũng như không nên quá tin vào những lời quảng cáo để rơi vào bẫy của kẻ xấu.
Xem thêm: