42 tháng trước
Chiêu trò đẩy giá cụ thể như việc các chủ đầu tư dự án BĐS hợp tác cùng sàn giao dịch nhà đất tung ra lượng hàng nhất định và tạo cạnh tranh mua bán ảo nhằm đẩy giá lên cao.
Trên thực tế khi thị trường nhà đất bước vào giai đoạn trầm lắng, khách hàng vẫn chứng kiến cảnh tượng người mua chen chúc mua hàng tại các lễ mở bán sản phẩm. Thậm chí nhiều người mua không đặt mua được còn tỏ ra rất hối tiếc. Tuy nhiên khi tìm hiểu bản chất thì đây là một trong những chiêu trò nhằm kích cầu, thổi giá ảo của chủ đầu tư các dự án BĐS.
Theo lời kể lại của một nhân viên sàn giao dịch bất động sản cho biết, việc đầu tiên trước khi mở bán mỗi nhân viên bán hàng sẽ được giao chỉ tiêu phải mời tối đa 10 khách đến dự. Nếu trường hợp không mời được người mua thực thì nhân viên đó sẽ bằng cách mời người thân, bố mẹ, bạn bè đến tham dự lễ mở bán nhằm tạo hiệu ứng đám đông.
Đến giai đoạn tiếp theo, nhân viên kinh doanh phải tìm người đặt mua căn hộ. Những người này sẽ gọi điện cho nhân viên môi giới bđs hay các sàn giao dịch đang bán dự án đó để hỏi mua, thậm chí họ còn sẵn tiền để đặt cọc.
Việc đầu tiên trước khi mở bán mỗi nhân viên bán hàng sẽ được giao chỉ tiêu phải mời tối đa 10 khách đến dự.
Ở lần mở bán đợt 1 chủ đầu tư dự án thường chỉ ra hàng kiểu nhỏ giọt với từ 20 đến 30 căn hộ với mức giá hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng, tăng tính hấp dẫn cho dự án. Đặc biệt những căn hộ vị trí đẹp sẽ được nhóm khách hàng ảo này đăng ký đặt mua. Nhiều người đến sau không tìm mua được sản phẩm ưng ý nên tỏ ra hối tiếc.
Đến những đợt mở bán sau đó kịch bản này sẽ tiếp tục được tái diễn mà chỉ khác đợt đầu ở mức giá sẽ tăng thêm từ 3% đến 5%.
Chia sẻ với phóng viên, anh Minh mua căn hộ tại một dự án tại Hồ Tùng Mậu (Hà Nội) cho biết, vợ chồng anh có nhu cầu mua căn hộ với mục đích để ở lâu dài. Sau khi cân nhắc đã chọn lựa được dự án này. Ở thời điểm mới mở bán giá căn hộ tại dự án chỉ khoảng 15 triệu/m2. Vì hàng hết nhanh nên vợ chồng anh không đặt mua được. “Nếu tôi muốn sở hữu căn hộ đó sẽ phải trả tiền chênh cho vị khách đã đặt mua được nó trước đó”
Anh Minh cho biết thêm, “Lúc ấy nhân viên môi giới liên tục gọi điện hối chúng tôi đặt mua nhanh không sẽ tăng giá tiếp. Tôi đành đánh liều mua căn hộ đó, sau một tháng tôi tham khảo lại giá phát hiện ra mức giá bán vẫn giữ nguyên. Lúc này vợ chồng tôi cảm giác mình đang bị lừa”
Lật tẩy chiêu bài đẩy giá, kích thanh khoản các nhân viên bán BĐS cho biết, để tăng giá bán nhà đất chiêu trò phổ biến mà chủ đất sử dụng chính là đồng mình với nhiều người đặt cọc giữ chỗ với lý do dự án rất hấp dẫn. Tuy nhiên số khách thật chỉ là rất ít mà chủ yếu là người quen của họ. Kịch bản đặt ra rằng, nhóm người này sẽ cùng dàn cảnh tranh nhau đi mua đất. Trong tình cảnh ấy chủ đất sẽ tăng giá bán và vai trò của nhóm người quen kết thúc khi người có nhu cầu mua ở thực bị mắc bẫy mua giá cao hơn thực tế.
Bàn về chiêu trò trên, các chuyên gia phân tích thị trường BĐS cho rằng việc thổi giá của chủ đầu tư hay nhóm người có tiềm lực tài chính là nguyên nhân tạo nên những cơn sốt giá cục bộ. Khi thị trường chưa sôi động nhóm này sẽ bắt đầu “Hành quân” bằng hoạt động săn mua lô đất giá thấp. Tiếp đến sẽ mua tiếp những lô đất gần đó hoặc mua bán lại chính các lô đất đã mua trước đó với giá chênh cao hơn mặt bằng chung. Nhóm đối tượng này cũng là người tung tin khu vực bắt đầu sốt giá đất nhằm lôi kéo nhà đầu tư khác đổ xô về.
Còn với chủ đầu tư dự án hay đơn vị môi giới trong bối cảnh thị trường ảm đạm áp lực bán hàng sẽ bị đẩy lên cao. Vì thế khách hàng khi mua nhà đất cần tìm hiểu kỹ thông tin, lựa chọn đơn vị uy tín để tránh là nạn nhân của chiêu trò buôn nhà đất.
Hãy trang bị cho mình kiến thức và hiểu biết nhất định về BĐS, nắm thông tin về quy hoạch, tiềm năng khai thác ở nhà đất dự định mua. Đừng quên đến các cơ quan quản lý Nhà nước để tìm hiểu kỹ thông tin về quy hoạch và giá cả chung trên thị trường hiện tại.