42 tháng trước
Có rất nhiều nhân tố tác động đến sự khôi phục của thị trường BĐS, điển hình là những thay đổi trong chính sách đầu tư kinh doanh BĐS, sự trở lại của các dự án đầu tư mới trong đó có dấu ấn của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó xu hướng phát triển của nền kinh tế VN thể hiện qua số lượng doanh nghiệp mới thành lập mỗi năm. Trong đó số lượng doanh nghiệp BĐS cùng các dự án tăng gần gấp đôi mỗi năm.
Tính đến hết tháng 5 năm 2019, số liệu thống kê ghi lại từ Tổng cục Thống kê cho thấy thị trường BĐS VN đã thu hút được gần 1,4 tỷ USD chiếm 8,2% tổng vốn FDI đăng ký trong kỳ. Cho tới thời điểm hiện tại tổng vốn FDI vào thị trường BĐS đã lên đến con số 60 tỷ USD tương đương khoảng 18% tổng vốn FDI lũy kế.
Lý do để thị trường BĐS Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài có thể kể đến như sau:
+ Tăng trưởng phát triển kinh tế bền vững.
+ Môi trường chính trị và môi trường kinh doanh ổn định
+ Chi phí nhân công và vật liệu còn rẻ
+ Quy định, thủ tục pháp lý cùng các chính sách hỗ trợ của Chính Phủ ngày càng nới rộng nhằm thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Từ năm 2013 Chính phủ nước ta đã có những cải cách đáng kể nhằm thúc đẩy thị trường BĐS phát triển bền vững. Cơ chế chính sách mở cửa làm cho thị trường trở nên minh bạch, rõ ràng hơn tạo dựng niềm tin trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Cơ chế chính sách mở cửa làm cho thị trường trở nên minh bạch, rõ ràng hơn tạo dựng niềm tin trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Điểm cần nhắc đến đầu tiên chính là khung pháp lý về quyền sở hữu đất đai chưa rõ ràng gây trở ngại cho việc đầu tư và phát triển dự án BĐS. Quy định của pháp luật về sở hữu đất đai có thể hiểu rằng đất đai không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Thực tế người sở hữu tài sản đất đai chỉ có quyền sử dụng đất được chứng nhận bằng sổ đỏ.
Bên cạnh đó quy trình, thủ tục trong việc đầu tư, quy hoạch dự án, việc cấp giấy phép hay giải phóng mặt bằng BĐS còn nhiều bất cập, trì hoãn và chậm tiến độ. Có rất nhiều dự án treo, dự án bất động nhiều năm chưa thực hiện.
Tuy nhiên Việt Nam vẫn là đất nước có sự ổn định về chính trị, Chính phủ Việt Nam cũng luôn chủ động tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển.
Hiện nay số lượng dân đô thị tại Việt Nam đã lên tới gần 30 triệu người trong đó khu vực đô thị có đóng góp hơn nửa GDP. Phát triển đô thị mở ra cơ hội lớn cho nhà đầu tư phát triển các dự án bất động sản.
Bên cạnh đó việc đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân là vấn đề chung không chỉ của riêng VN mà là toàn thế giới. Dân số ngày càng tăng mạnh, giá cả nhà đất cũng tăng cao khiến cho khả năng sở hữu nhà ở tại khu vực đô thị càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Cùng với đô thị hóa gây nên áp lực cho cơ sở hạ tầng, nhà ở, giao thông, bệnh viện, điện nước,...
Chính phủ đang tìm kiếm nhiều hơn mô hình có thể thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài bởi áp lực nợ chi tiêu công là không hề nhỏ.
Quy trình, thủ tục trong việc đầu tư, quy hoạch dự án, việc cấp giấy phép hay giải phóng mặt bằng BĐS còn nhiều bất cập
Cơ cấu dân số thay đổi ảnh hưởng đến lượng cung và cầu thị trường nhà ở rất lớn ở cả chất và lượng. Vì thế nhà đầu tư nên đón đầu nhu cầu nhà ở trong tương lai dài hạn thay vì tập trung ngắn hạn ăn lợi nhuận ngay thời điểm hiện tại.
Để đầu tư BĐS bền vững khi kinh doanh xây dựng dự án nhà ở nên được sử dụng nhiều công năng và nên tập trung phát triển nhà ở cho đối tượng thu nhập trung bình, dự án BĐS cho thuê với không gian linh hoạt tại các khu đô thị lớn.
Trước khi xuống tiền hãy tham khao sự tư vấn của các chuyên gia để hiểu hơn các chính sách thu hút đầu tư, các yêu cầu nghĩa vụ đóng thuế và quy định của từng địa phương.
Tìm hiểu những khu vực có sự phát triển ổn định cùng chính sách khuyến khích đầu tư cho các dự án mới. Tập trung tiếp cận các vị trí tiềm năng mới giúp nhà đầu tư khẳng định vị thế tiên phong trong việc tham gia vào thị trường trước khi mọi chi phí tăng lên.
Để phát triển bền vững nên đề xuất mô hình để cùng tham gia phát triển một phần cơ sở hạ tầng của thành phố để thu về lợi nhuận ổn định hơn.
Xem thêm: