Tìm hiểu thông tin nhà đất từ phía người bán
Để tránh tình trạng mua nhầm nhà đất đang bị thế chấp thì mọi người cần phải tìm hiểu kỹ thông tin từ phía người bán. Nếu không phải là mua nhà đất của người quen biết thì nên tìm nhờ đến sự trợ giúp của môi giới uy tín để có thể hỗ trợ xác minh hợp pháp và giúp tìm kiếm dự án bất động sản đảm bảo uy tín.
Nắm rõ thông tin dự án nhà đất từ phía người bán
Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn, phòng tránh rủi ro cho bản thân thì bạn nên kiểm tra kỹ về thông tin người bán. Chẳng hạn tìm hiểu xem người bán có đang gặp khăn về mặt tài chính, nợ nần nên cần thế chấp tài sản để giải quyết vấn đề? Trong quá trình bàn bạc, bên bán có thanh thật công khai các giấy tờ thực trạng của dự án hay không?,… Ngoài ra, bạn có thể hỏi dò những người dân sinh sống quanh đây để đảm bảo sự lựa chọn của mình là đúng đắn.
Tra cứu thông tin nhà đất trực tiếp tại phòng công chứng
Để có thể áp dụng cách này kiểm chứng nhà đất có đang bị thế chấp ngân hàng hay không thì bên mua phải yêu cầu bên bán cung cấp giấy photo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó, đem bản photo đến phòng công chứng để họ có thể hỗ trợ kiểm tra thông tin, lịch sử có đang bị thế chấp hay không.
Tra cứu lịch sử sổ đỏ thông qua phòng công chứng
Ngoài ra, để tra cứu về lịch sử sổ đỏ chính xác, nhanh chóng bạn có thể tham khảo dịch vụ TRA CỨU SỔ ĐỎ của Landber. Với cách này, bạn chỉ cần cung cấp chính xác mã số Serie trên mặt sổ đỏ là bên Landber sẽ hỗ trợ tra cứu nhanh chóng, chính xác.
Kể cả trường hợp bạn nắm được thông tin dự án đang bị thế chấp và ngân hàng cho phép mua bán thì cũng nên đến phòng công chứng để kiểm tra kỹ hơn về các giao dịch, để tránh trường hợp có sở hở gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn sau này.
Kiểm tra thông tin nhà đất tại cơ quan có thẩm quyền
Ngoài ra, để đảm bảo nắm được thông tin dự án nhà đất bạn muốn mua hay đầu tư có thể đến trực tiếp văn phòng đăng ký đất đai tại nơi có dự án để kiểm định. Tuy nhiên, đối với cách này chỉ thực sự hiệu quả nếu dự án đang bị thế chấp tại ngân hàng, còn trường hợp thế chấp cho các tổ chức, cá nhân khác thì sẽ không kiểm định được thông tin.
Chú ý hợp đồng đặt cọc khi mua nhà đất
Trong trường hợp, nếu bên bán nhà cố tình che giấu việc nhà đất đang bị thế chấp thì để đảm bảo được quyền lợi của mình thì bên mua cần ghi rõ điều khoản này trong hợp đồng. Khi đặt cọc, khoản tiền tối đa không được vượt quá 10% giá trị mua bán nhà.

Chú ý các điều khoản thanh toán, ràng buộc giữa các bên khi mua nhà
Ngoài ra, trong hợp đồng cần phải nếu rõ một số thông tin điều khoản như: Thời gian và điểm điểm đặt cọc, hình thức thanh toán, thông tin các bên tham gia, những trường hợp phải xử lý, bồi thường nếu vi phạm hợp đồng,…
Trong trường nếu người mua phát hiện ra dự án đang bị thế chấp hoặc bên bán tự công khai thì cần phải lập biên bản cam kết rõ ràng giữa 3 bên gồm người mua – người bán – bên nhận thế chấp. Trong biên bản sẽ phải liên quan đến việc thanh toán tiền nợ giữa bên bán và bên nhận thế chấp, bên mua và bên bán. Biên bản này chính là sự ràng buộc nghĩa vụ và quyền hạn giữa 3 bên, nếu một trong 3 bên vi phạm sẽ bị xử lý trực tiếp trên tài sản.
Trên đây là tổng hợp những thông tin giúp mọi người biết được cách xem nhà đất có đang bị thế chấp ngân hàng không. Hy vọng rằng, với những thông tin trên sẽ giúp mọi người có thêm cơ sở để lựa chọn được sự đầu tư đúng đắn và an toàn nhất.
Xem thêm: