36 tháng trước
Trong ấn phẩm “Bên mua cần biết luật lệ gì?” của tác giả Nguyễn Văn Lộc - luật sư điều hành Công ty Luật LPVN cùng các cộng sự đã nhắc tới việc mua bán nhà đất có sổ đỏ/sổ hồng chưa chắc đã an toàn, thậm chí vẫn có nguy cơ đối mặt với mất trắng nếu người mua bỏ qua bước thẩm định tài sản. Một số kinh nghiệm được giới chuyên gia chỉ ra cho người mua sau đây để tránh thiệt hại tiền tỷ khi mua nhà có sổ đỏ/sổ hồng.
Trước khi bước vào giao dịch mua bán nhà đất người mua cần kiểm tra giấy tờ pháp lý của BĐS đảm bảo đầy đủ, hợp pháp hay không?
Các loại giấy tờ cần thiết gồm: danh sách giấy chứng nhận, biên lai nộp phí trước bạ, thông báo nộp phí trước bạ, giấy tờ hoàn công, thông báo thuế đất và các biên lai nộp thuế hàng năm…
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp lừa đảo làm giả giấy tờ pháp lý (giả sổ đỏ/sổ hồng), nếu người mua chủ quan chỉ xem qua loa giấy tờ sẽ rất dễ dính bẫy lừa đảo. Bởi vậy bạn nên chụp ảnh lưu lại, xem thực tế sờ cảm nhận bề mặt các loại giấy tờ này. Ngoài ra cũng cần lưu ý về mã vạch, số seri,... để tránh trường hợp làm giả. Nếu không thực sự tự tin hay chưa đủ kiến thức về vấn đề này thì đừng ngại nhờ chuyên gia hay người có kinh nghiệm để được tư vấn, hỗ trợ.
Kiểm tra kỹ các loại giấy tờ khi giao dịch mua bán
Người mua nhà cần kiểm tra về tình hình thực tế xem bất động sản dự định mua có đang bị thế chấp hay không? Nếu có thì việc thế chấp này được thực hiện tại ngân hàng hay tổ chức nào khác? Tài sản đang thế chấp ở ngân hàng cần yêu cầu đặt cọc nên thực hiện ở đâu và thủ tục cần làm là những gì?
Người mua cần kiểm tra tài sản mình định mua có phải do chính chủ đang sở hữu rao bán hay không? Hồ sơ được người bán cung cấp có đầy đủ và hợp lỵ hay không? Việc kiểm tra tình trạng hôn nhân của chủ sở hữu tài sản đó là cần thiết để đảm bảo nếu đã kết hôn cần có đầy đủ giấy chứng nhận kết hôn và chữ ký của vợ/chồng. Nếu đã ly hôn hay độc thân thì cần có giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân. Ngoài ra không nên bỏ qua các loại giấy tờ chứng minh nhân thân của người bán như: CMT, sổ hộ khẩu, thẻ căn cước công dân,... có hợp pháp hay không?
Người mua cần đến trực tiếp thực tế để kiểm tra tình trạng của tài sản mình dự định mua. Việc trước tiên bạn cần làm chính là xem xét tài sản thực tế có khớp với thông tin trên giấy tờ hay không? Trường hợp sai lệch cần đàm phán ngay với chủ nhà. Bạn cũng nên đồng thời tới các cơ quan chức năng để kiểm tra lại hiện trạng pháp lý của bất động sản đó.
Tràn lan dịch vụ làm sổ đỏ/sổ hồng giả trong giao dịch mua bán nhà đất
Kiểm tra bên bán đã có đầy đủ người đồng sở hữu cùng ký trong hợp đồng mua bán nhà đất là khâu quan trọng. Nếu chưa đủ thì cần yêu cầu giấy uỷ quyền ký thay của người không có mặt để đảm bảo hạn chế rủi ro phát sinh khi có một trong những người đồng sở hữu không muốn bán. Chú ý hợp đồng bên bán đăng ký tại cơ quan công chứng theo thời gian thỏa thuận hay không, có phải chờ đủ người đồng sở hữu để ký kết hay chỉ cần 1 người?
Khi quyết định xuống tiền mua nhà người mua cần đặt ra những câu hỏi, có ai trong căn nhà này hay không? Nếu có người ở thì họ là người thuê hay đang sử dụng tài sản này? Kiểm tra tình trạng sử dụng đất để tránh những rắc rối liên quan tới chất lượng nhà đất sau này. Ngoài ra đừng quên kiểm tra hệ sinh thái, môi trường sống xung quanh nhà đất tiềm năng.
Khi mua bán nhà đất thường sẽ có những tài sản liên quan khác, bởi vậy bạn cần kiểm tra các vật dụng, thiết bị đi kèm có đúng nội dung thỏa thuận hay không? Lập danh sách các danh mục tài sản và đối chiếu thực tế một cách cẩn thận nhất.
1 tháng trước