35 tháng trước
Trên thực tế trường hợp này khá phổ biến bởi những điều khoản quy định về mục đích sử dụng nhà thuê thường không nêu chặt chẽ trong hợp đồng. Hoặc có thể người thuê nhà vô tình/cố tình lợi dụng để sử dụng nhà thuê với mục đích khác.
Có thể hiểu như sau: bạn cho thuê nhà để ở nhưng người thuê lại sử dụng với mục đích kinh doanh. Việc kinh doanh thì có rất nhiều lĩnh vực khác nhau và tất nhiên bạn sẽ không mong muốn nó diễn ra trong nhà cho thuê của mình.
Ở một trường hợp khác người thuê nhà lại sử dụng chính căn nhà bạn cho thuê cho thuê lại. Việc này không chỉ gây khó khăn trong vấn đề quản lý mà gây rắc rối nếu có mâu thuẫn phát sinh phải bắc cầu qua nhiều bên.
Cách khắc phục:
- Để hạn chế tình trạng này ngay từ đầu bạn cần thống nhất và quy định rõ ràng về mục đích thuê nhà của người thuê.
- Thông tin về mục đích cho thuê cần cụ thể và chi tiết càng tốt và đặc biệt nó cần được nêu trong hợp đồng thuê nhà có kí kết giữa 2 bên.
Đối với tài sản nhà ở bất kỳ món đồ nào trải qua tần suất sử dụng lớn thì mức độ hư hỏng, xuống cấp sẽ càng nhanh. Do đó số lượng người dùng trong nhà nhiều thì nội thất cũng sẽ tăng mức độ hư hỏng tự nhiên hơn. Về lâu dài sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho việc bảo trì đồ đạc của bạn.
Kiểm soát và quản lý nhà cho thuê hiệu quả
Bên cạnh đó khi không kiểm soát được số lượng người thuê trong nhà thì việc đăng ký tạm trú cho khách thuê sẽ gặp nhiều vấn đề phát sinh. Chưa kể đến cả những phiền phức nếu người thuê phát sinh đó gặp phải vấn đề liên quan đến pháp lý. Nắm bắt được chính xác lượng người thuê trong nhà giúp bạn quản lý vận hành nhà cho thuê tốt hơn.
Cách khắc phục:
- Cần quy định rõ ràng và giới hạn số lượng người có thể ở trong hợp đồng cho thuê.
- Thoả thuận giữa khách thuê và chủ nhà về việc người sẽ phải chịu trách nhiệm nếu có vấn đề sự cố xảy ra xuất phát từ nguyên nhân vi phạm cam kết lượng người ở trong căn nhà.
Nhiều chủ nhà cho thuê thu tiền theo kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. Sai lầm nhiều chủ nhà gặp phải chính là cảm giác yên tâm vì đã nắm đằng chuôi nên không quá lo lắng vấn đề phát sinh. Tuy nhiên bạn chưa hiểu rõ rằng thực chất số tiền này vốn là tiền thuê nhà nó sẽ bị khấu hao dần theo thời gian. Nếu có vấn đề phát sinh ngay tại thời điểm hết hợp đồng hoặc đến hạn thanh toán mà người thuê không chịu thanh toán hay không chịu bàn giao lại nhà thì bạn sẽ bị thụ động. Cách tốt nhất lúc này chính là nhờ can thiệp của pháp luật, tuy nhiên sẽ tốn thời gian và cả tiền bạc để giải quyết vấn đề này. Chính vì thế tiền đặt cọc ngay từ đầu sẽ có tác dụng hạn chế rủi ro này. Đồng thời thu thêm tiền đặt cọc sẽ tạo sự ràng buộc tốt hơn với người thuê. Họ cũng sẽ có trách nhiệm hơn với hợp đồng ký kết giữa bạn và người thuê.
Cách khắc phục:
- Yêu cầu người thuê đặt cọc tiền thuê nhà ít nhất 1 đến 3 tháng và có thoả thuận thống nhất về số tiền này.
- Quy định thời gian cụ thể giao tiền đặt cọc và lập biên nhận tiền đặt cọc minh bạch, rõ ràng.
- Cần có quy định rõ ràng về trường hợp mất cọc hay bị khấu hao tiền cọc trong hợp đồng thuê nhà.
Hợp đồng cho thuê nhà cần chặt chẽ hơn
Pháp luật hiện nay quy định nghiêm cấm thỏa thuận cho thuê nhà bằng ngoại hối kể cả việc ghi bằng ngoại tệ và quy đổi sang tiền Việt. Nếu vi phạm hợp đồng sẽ bị vô hiệu hoá chưa kể đến trách nhiệm chịu phạt hành chính đối với nhà nước.
Cách khắc phục: cần thoả thuận về giá tiền thuê nhà, thời hạn thanh toán tiền thuê, thời gian thanh toán và phương thức thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản rõ ràng trong hợp đồng.
Bạn có thể quan tâm:
1 tháng trước